Bột tạo màu thực phẩm 100% tự nhiên nguyên chất được sử dụng để chất biến các món ăn, cung cấp cho người dùng rất nhiều những món ăn ngon, bổ dưỡng. Nhờ những loại bột tạo màu này mà món ăn càng trở nên bắt mắt và độc đáo hơn.
1. Bột màu tự nhiên là gì?
Bột tạo màu tự nhiên là bột được làm bằng các loại rau, củ quả, hoa từ các cây tự nhiên sau khi chăm sóc thu hoạch. Các loại cây lá tự nhiên về và được chế biến thành các dạng bột thô hoặc mịn nhưng vẫn đảm bảo được mùi vị, màu sắc và chất lượng của bột và đây là sản phẩm chuyên dùng trong chế biến tạo màu thực phẩm.
Bột tạo màu tự nhiên là bột được làm bằng các loại rau, củ quả, hoa
2. Công dụng của bột màu tự nhiên
Chất lượng của một sản phẩm thực phẩm bao gồm: giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan. Màu sắc của thực phẩm không chỉ có tác dụng về mặt hình thức mà còn làm tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm và làm tăng cảm giác ngon miệng cho người dùng.
Các phẩm màu tự nhiên được lấy từ những nguyên liệu có nguồn gốc thực vật như: màu xanh của bột lá nếp (lá dứa), bột trà xanh; màu vàng tinh bột nghệ, bột dành dành; màu tím của bột lá cẩm, màu đỏ bột gấc khô; màu hồng bột củ dền và màu xanh dương hoa đậu biếc khô,…
Xôi ngũ sắc là một đặc sản nổi tiếng
Mứt dừa nhiều màu đẹp mắt
Không chỉ tạo màu sắc bắt mắt cho thực phẩm, bột màu tự nhiên còn có nhiều công dụng khác như:
– Tạo màu và mùi thơm cho các loại thực phẩm hơn nữa còn làm các loại chè, trà, mứt và một số loại đồ uống từ tự nhiên rất bắt mắt và có mừi thơm hấp dẫn.
– Màu sắc đẹp ngang bằng với bột phẩm màu hóa học. Tuy nhiên bột màu tự nhiên thường không bền màu, khi sử dụng phải dùng 1 lượng lớn.
– Không gây độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng do nguồn gốc từ 100% cây tự nhiên với các thành phần hữu cơ nên bột màu tự nhiên đảm bảo an toàn tuyệt đối, cung cấp nguồn dinh dưỡng và các chất vi lượng khác rất tốt cho sức khỏe. Ví dụ như tiền vitamin A từ cà rốt và các rau quả màu vàng cam, lục đậm hay vitamin C, vitamin A, chất xơ từ cà chua,…
– Tác dụng trong y học cổ truyền dân gian như: có thể điều trị các bệnh về đường huyết và yếu dây thần kinh, và các bênh về xương khớp rất hiệu quả, điều trị một số bệnh như giảm ho, chỉ huyết cầm máu và có thể điều trị các bệnh về viêm phế quản.
3. Một số loại bột màu tự nhiên
a. Màu xanh lá cây: bột lá nếp (lá dứa), bột bồ ngót, bột trà xanh, bột lá riềng, hoặc bột lá dong là một số màu xanh lá được nhiều người sử dụng nhất.
– Bột lá nếp (lá dứa): có độ bền nhiệt rất cao không chỉ cho màu xanh đẹp mắt mà còn có cả hương thơm đặc trưng thường được dùng để làm các loại bánh, thạch, đồ uống,…
Bột lá nếp lá dứa có màu xanh, mùi vị thơm ngọt rất hấp dẫn
Cách sử dụng bột lá nếp (lá dứa): Bột lá nếp sau khi đã được chế biến thành dạng bột nên cách sử dụng hoàn toàn đơn giản, rút ngắn được rất nhiều thời gian chế biến: hòa với nước lạnh với lượng vừa đủ, hòa cho tan bột, lọc quay rây cho hết phần cặn (hoặc lọc qua vải sạch), lấy phần nước cốt đem đi chế biến.
– Bột trà xanh: có vị chát nhẹ như đặc tính vốn có của lá trà xanh tươi, thơm. Khi sử dụng bột trà xanh, chúng có màu đậm hơn màu xanh bột lá nếp (lá dứa), rất thích hợp khi làm những món tráng miệng.
– Bột rau bồ ngót: lá bồ ngót chuyên dùng tạo màu, nấu cháo ăn dặm cho các bé rất tiện lợi và dễ sử dụng.
b. Màu vàng: Để món ăn có màu vàng tự nhiên, các bạn có thể lựa chọn giữa màu vàng của bột dành dành và màu vàng của tinh bột nghệ vàng hoặc bột bí đỏ.
– Bột dành dành: được nhiều người sử dụng để làm bánh xu xê truyền thống, thạch, xôi vò,…Ở một số vùng quê, người ta còn sử dụng bột dành dành để kho cá và tạo màu cho những món ăn dân dã khác.
Bột dành dành được làm từ quả dành dành (hay còn gọi là quả chi tử) tạo lên màu vàng thực phẩm.
Cách sử dụng bột dành dành:
– Cách 1: Hòa tan bột với chút nước sôi, khuấy đều để bột tan hết, lọc qua rây lọc rồi đem trộn với thực phẩm.
– Cách 2: Chưng cách thủy
Trộn bột dành dành với chút nước sôi hoặc nước lọc, đưa lên bếp chưng cách thủy, vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi cảm thấy bột đã tan hết trong nước, cuối cùng lọc qua rây lọc và trộn trực tiếp với thực phẩm. Cách làm này giúp bạn chắc chắn được rằng bột đã tan, thực phẩm không bị dính lợn cợn của bột và có thể sử dụng để chế biến thực phẩm không cần chế biến qua nhiệt như bánh dẻo.
– Tinh bột nghệ: được sử dụng rất phổ biến ở nước ta nhưng một “thần dược” chữa trị các bệnh về dạ dày, làm đẹp da,…Không chỉ vậy, tinh bột nghệ còn giúp tạo màu vàng cho thực phẩm. Thường được sử dụng để nấu cà ri, kho cá, làm bánh xèo, bánh nghệ,… Tinh bột nghệ không chỉ cho màu đẹp mà còn có công dụng chữa các bệnh về dạ dày và là một công cụ giúp các chị em giữ làn da trắng sáng.
– Bột bí đỏ: Sản phẩm được chế biến 100% từ quả bí đỏ thành dạng bột khô mịn chuyên dùng để nấu cháo, tạo màu cho bánh, thạch mứt dừa, và tạo mùi đặc trưng vị bí đỏ.
Tùy theo mục đích sử dụng mà ta có những cách chế biến khác nhau, có 2 cách sử dụng bột bí đỏ tiện lợi, đơn giản và dễ dàng sử dụng.
Cách 1: Trộn trực tiếp bột bí đỏ cùng với các nguyên liệu để tạo màu.
Cách 2: Bột bí đỏ hòa với nước lạnh, lọc qua khăn xô cho sạch cặn, sau đó lọc lấy phần nước cốt đem đi chế biến.
c. Màu tím: bột lá cẩm tím, bột khoai lang tím lên màu rất nhanh và màu lên đẹp.
– Bột lá cẩm: được làm 100% từ lá cẩm tím nguyên chất nghiền mịn, đóng gói tiện lợi, hợp vệ sinh. Bột được dùng như màu thực phẩm để tạo màu tím cho các món xôi, chè, bánh, thạch,…Ngoài tạo màu thì bột lá cẩm tím còn là một vị thuốc chữa viêm phế quản, xuất huyết, rôm sẩy.
Tạo màu xôi bằng lá cẩm tím:
Đầu tiền, trước khi nấu( đồ xôi) chúng ta cần phải vo đãi gạo sạch sẽ. Sau khi gạo đã được vo sạch, ngâm với nước lạnh 4-5 tiếng. Khi thấy gạo đã mềm, vớt gạo đã ngâm đủ nước ra rá để ráo.
Tạo màu cho xôi trước khi nấu bằng bột lá cẩm hòa với nước nóng già hoặc đun sôi với nước rồi lọc qua rây.
Liều lượng pha 8g bột cẩm tím hòa với 270ml “nước nóng già” để màu lên được đẹp, hoặc nếu đun trực tiếp với nước đợi nước sôi sau đó cho bột vào đun và khuấy đều khoảng 30 giây sau đó đổ nước màu ra bát để khoảng 20 – 40 phút cho màu lên theo ý muốn.
(Lưu ý không pha bột với nước lạnh, nếu pha nước lạnh màu sẽ không lên được, hoặc lên màu không đúng và không được đẹp mắt)
Sau khi bột lá cẩm đã tan hết và lên được đến màu sắc chuẩn nhất, cho gạo đã ngâm vào nước bột lá cẩm, ngâm gạo với nước bột lá cẩm chừng 15 – 60 phút (chú ý: Khi ngâm cần để ý màu gạo khi màu gạo lên theo ý muốn thì bắc ra khỏi bếp sau đó xả nhanh qua nước lạnh và mang đi đồ xôi).
Chú ý: Trong quá trình ngâm nên để ý màu sắc của gạo. Nếu thấy màu vừa ý thì có thể vớt gạo ra và xả nhanh qua nước lạnh cho sạch bột còn bám.
Cuối cùng, chúng ta chỉ cần cho gạo đã ngâm với nước bột lá cẩm tím vào xửng và hấp như bình thường.
Lưu ý: 1 lạng bột nấu được khoảng 6-8 kg gạo tùy theo màu sắc đậm nhạt.
– Bột khoai lang tím: làm 100% từ củ khoai lang tím nguyên chất, thường được sử dụng để làm chất tạo màu thay thế phẩm màu khi chế biến các món ăn như xôi, chè, bánh, kem, thạch, mứt,…
Cách làm mứt dừa khoai lang tím
Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà chúng ta có thể chế biến bột khoai lang tím theo ý muốn. Về cách sử dụng có 2 cách:
Cách 1: Trộn trực tiếp bột khoai lang tím cùng các nguyên liệu.
Cách 2: Hòa bột khoai lang tím với nước để được nước cốt, sau đó đem đi chế biến.
d. Màu hồng: Màu hồng từ bột củ dền được chế biến từ củ dền tươi thành dạng bột khô mịn có mùi thơm ngọt và màu hồng, đỏ tươi.
Sản phẩm bột củ dền chuyên được dùng để nấu cháo, làm bánh, thạch rau câu, bánh dẻo trung thu, mứt dừa, bánh trôi và một số loại bánh khác.
Bột củ dền khi pha với nước lạnh, cho màu rất đẹp, sẽ khiến món ăn của bạn hấp dẫn hơn rất nhiều.
Bột củ dền được sản xuất từ củ dền đỏ mà tạo màu hồng có mùi thơm đặc trưng của củ dền
Hướng dẫn phương pháp lấy màu từ bột củ dền:
– Cách 1: Trộn trực tiếp bột củ dền vào nguyên liệu nấu ăn.
– Cách 2: Hòa bột củ dền với lượng nước lạnh vừa phải, khuấy đều, lọc qua khăn xô và sử dụng nước cốt đem đi chế biến.
e. Màu đỏ cam:
Bột gấc được làm từ thịt gấc, màng gấc sấy khô dùng để tạo màu đỏ cam cho các món ăn như xôi, chè, bánh, cháo,…Bột gấc có chưa nhiều lycopene và carotene giúp bổ sung vitamin, chống lão hóa.
Dùng gấc tươi, tuy nhiên không phải gấc chín quanh năm, mà để sử dụng còn rất cầu kỳ nữa có thể thay thế bằng bột gấc khô nguyên chất, vẫn đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng có trong gấc tươi.
Bột gấc được làm từ ruột quả gấc có màu đỏ và có mùi vị của gấc rất thơm ngon và lên màu đỏ rất đẹp
Cách sử dụng bột gấc:
– Cách 1: Bột gấc hòa với nước ấm, khuấy đều cho tan bột, sau đó lọc qua khăn xô để lấy phần nước cốt màu đỏ cam đem đi chế biến.
– Cách 2: Trộn trực tiếp bột gấc cùng nguyên liệu. Cách này chỉ sử dụng dùng để nấu xôi.
f. Màu xanh dương:
Hoa đậu biếc cho màu xanh nước biển tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản hay chất tạo màu và cho màu bền khi sử dụng nhiệt. Hoa đậu biếc được sử dụng để tạo màu cho các món ăn như bánh, xôi, thạch, trân châu, mứt, làm trà hoa,….
Hoa đậu biếc khô lên màu rất nhanh và độ bền màu trên nền nhiệt cao có thể dùng để làm siro giải nhiệt mùa hè, thạch, xôi, các loại bánh,…Để thực phẩm có màu xanh dương chỉ cần thả 1 vài bông hoa đậu biếc khô vào nước nóng là được.
Màu hoa đậu biếc tạo màu xanh dương và mùi thơm dùng nấu xôi, bánh, thạch, mứt,….
Hiện có cả bột hoa đậu biếc xay mịn tiện lợi được sản xuất từ 100% hoa sấy khô, không chất bảo quản, tốt cho sức khỏe với hương thơm tự nhiên, không hương liệu. Khi sử dụng chỉ cần:
– Hòa bột hoa đậu biếc vào trong nước sôi nóng già, đợi khoảng 30 phút cho màu lên.
– Sau đó lọc qua rây cho sạch phần cặn lấy phần nước cốt màu xanh dương từ bột hoa đậu biếc đem đi chế biến.
Lưu ý: Để sử dụng bột hoa đậu biếc hiệu quả, lên màu ưng ý bạn nên điều chỉnh lượng bột hoa đậu biếc cho vào món ăn sao cho vừa đủ lên màu đẹp. Không nên hòa bột hoa đậu biếc với nước lạnh.
Hiya, I’m really glad I have found this information. Today bloggers publish only about gossips and internet and this is really frustrating. A good web site with exciting content, that’s what I need. Thank you for keeping this web-site, I will be visiting it. Do you do newsletters? Cant find it.
Itís difficult to find well-informed people in this particular topic, but you seem like you know what youíre talking about! Thanks